Cây trúc - cành nho là một trong những họa tiết quan trọng trong đồ gỗ mỹ nghệ

Cây trúc –cành nho tượng trưng cho một tâm hồn những người Việt, là một tổ hợp tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, công chính, chính trực thì ắt sẽ có nhiều tài lộc sung túc đoàn viên…

Hình ảnh cây trúc được khắc chạm tinh xảo trên thành ghế mang nhiều ý nghĩa, thể hiện được sự bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù của ông cha ta. Trúc loại cây đặc trưng lớn cho tính ngay thẳng, con người  rắn rỏi, kiên cường, bất khuất,  vô cùng chính trưc, công minh, mang dáng dấp của những bậc trượng phu, đồng thời cũng tượng trưng về một mối tình của 1 nàng con gái nhà quan với chàng trai nghèo.

 Chuyện kể rằng: Ngày xưa có một nàng con gái xinh đẹp, con nhà quan Lang (hình như ở những giai thoại như vầy, người con gái toàn là con nhà quan, hoặc con nhà giàu!) được nhiều chàng trai con nhà giàu muốn cưới làm vợ. Nhưng nàng chẳng yêu ai, lại mê một chàng trai con nhà nghèo.

Nhưng rồi nàng cũng chẳng thể lấy được người mình say mê và yêu tha thiết, mà phải lấy con trai của một quan Lang khác, dù không có tình yêu.

Buồn chán, tuyệt vọng, nàng đã ăn lá ngón tự vẫn trong khi mọi người đang vui vẻ tiệc tùng ... Hay tin, chàng trai nghèo chạy đến, ôm lấy xác nàng khóc lóc thảm thiết và chết theo người yêu. Nhà quan Lang, bố chồng nàng vì tiếc của cưới cheo, sai người vứt xác hai người qua hai bên bờ suối. Ít lâu sau mỗi bên bờ suối mọc lên một cây trúc xinh đẹp.

Hai ngọn trúc cứ lòa xòa, khum qua dòng suối và cành lá cứ xoắn xuýt bên nhau. Lão quan càng tức tối, sai người chặt hai cây trúc, đan thành hai cái lồng vứt ra sườn núi. Song hai cái lồng cứ lăn lại gần nhau, cái nhỏ lồng vào trong cái lớn. Lão càng tức tối, cho người đốt hai cái lồng, vứt hai nắm than sang hai triền núi. Tự nhiên hai nắm than biến thành hai con vật màu đen xám, có cánh. Đó là hai con chim Tử Quy, một trống một mái, đêm đêm lại gọi nhau, con trống kêu "khắc", con mái kêu "khoải", cứ gióng giả cả rừng khuya yên lặng, cho đến lúc chúng gặp nhau thì trời rạng sáng.

cây trúc
Cây trúc

Con chim sống có đôi, đuổi tìm nhau tiếng kêu khắc khoải. Lỡ một con lẻ bầy, con kia kêu đến lúc tàn hơi, rồi cũng chết.

Cái cây mọc bên nhau, lá đan xen, cành liền cành. Chỉ có khi đến lúc cháy thành than mới chia lìa cành lá.

Con người ta, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng cũng vậy. Sống chết xin cho được có đôi - như chim liền cánh, như cây liền cành.

Cuộc đời thì như dâu bể: có hạnh phúc, có đắng cay; có đủ đầy, có thiếu lệch; có hy sinh, mất mát; có trách nhiệm, suy tính, đắn đo; có chia sẻ và có cảm thông ...

 

Mong cho những ai đang hạnh phúc, có đủ đầy hãy quý trọng những gì đang hưởng. Và cũng có nghĩa là đừng nhìn cuộc đời, nhìn người - không được như ta, bằng những cảm nhận, nghĩ suy từ hoàn cảnh của ta, mà làm họ chạnh buồn, tủi thân nhiều khi chỉ với một sự vô ý của mình.

Và cũng có nghĩa là sẽ chẳng có một đôi chim cụ thể nào, hai cây liền cành nào. Ở mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh sẽ có những con chim liền cánh và cây liền cành, kể cả khi đã mỗi người, mỗi cây một nơi

Ngoài ra, loài trúc cũng thường được nhắc đến với sự cát tường, may mắn nên cây trúc được rất nhiều nhà chạm khắc lựa chọn trong trang trí bàn ghế gỗ trường kỷ.

Nho được chọn là hình ảnh tiêu biểu trong mỗi mẫu thiết kế kiểu dáng của bàn ghế trường kỷ nói riêng và những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nói chung. Chúng mang lại sự sinh trưởng, nhiều tài lộc. Từ hình dáng sum sê của chùm nho mà người ta xem nó là biểu tượng của sự sung túc, đầy đủ, gia đình đoàn tụ…

Những sản phẩm đồ nội thất trường kỷ sử dụng hình ảnh cây trúc, cành nho để trang trí tôn lên được kiểu dáng đẹp mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng, tinh tế cho toàn bộ căn nhà. Khách hàng thường lựa chọn đồ nội thất trường kỷ dùng trưng bày trong phòng làm việc hoặc phòng khách.

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email