Tại sao lại gọi là họa tiết cúc kê?

Gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt Nam. Trong văn hoá Việt, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh con gà là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên.

Cúc Kê (gà trống bên cây cúc) là một bức tranh Đông Hồ với hình ảnh chú gà hùng dũng, một chân xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy - mà cũng như sắp bước vào một trận quyết chiến. Theo quan niệm dân gian, hình ảnh oai phong của gà trống tượng trưng năm đức tính tốt của người quân tử: văn, võ, dũng, nhân, tín.

- Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn tượng trưng cho Văn. 
- Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, tượng trưng cho Võ. 
- Tư thế khỏe khoắn, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước, biểu thị của Dũng. 
- Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn biểu thị của Nhân. 
- Hàng ngày gà gáy sang canh dù mưa nắng không bao giờ sai, biểu thị của Tín.

Bức tranh này sử dụng mảng màu “tương túc” (tương phản và bổ túc) với hai màu tương phản: đỏ – xanh và màu trung gian: vàng khiến cho thị giác người xem bị cuốn hút mạnh mẽ, chỉ có ba màu nhưng màu sắc lại như trùng trùng điệp điệp.

Trên đây là một số thông tin về họa tiết cúc kê,với những thông tin này hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào đó về họa tiết này 

 

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email