Tin Tức
Đồ gỗ nội thất Ngọc Văn
Ý nghĩa và câu truyện của bức tranh vinh quy bái tổ
1. Câu truyện của tích vinh quy bái tổ
Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.
Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
2. Ý nghĩa
Từ thờ Đinh, Lý, Trần, Lê nhà vua thường cho khắc các bia đá đề danh để lưu danh tên tuổi của những người tài cao, những người đỗ đạt trong các kỳ thi khoa bảng… Một số bia lưu danh này vẫn được chúng ta giữ cho đến ngày nay như một kỷ vật tượng trưng cho truyền thông hiếu học của người Việt cũng như để dạy cho con cháu về sau biết tự hào về ông cha của mình. Những người đỗ cao trong các kỳ thi của kinh thành sẽ “Vinh quy bái tổ” về làng để lễ tạ tổ tiên, cha mẹ và người thầy dạy giỗ mình. Tranh vinh quy bái tổ cũng có ý nghĩa tương tự, giống như lưu giữ giá trị tốt đẹp của gia đình, ghi lại mốc son quan trọng thể hiện sự “tôn sư trọng đạo”, công cha nghĩa mẹ ơn thầy muôn đời không quên.
Hiện nay, đất nước đã có nhiều thay đổi không còn các kỳ khoa bảng như trước những những người con của một dòng họ làm ăn thành công, ghi được dấu ấn mang lại sự vinh hạnh cho dòng họ cũng coi là vinh quy bái tổ. Tranh vinh quy bái tổ không những được xem như một vật trang trí nội thất mà còn có ý nghĩa đặc biệt. Đối với một số thi phần các bạn trẻ tranh vinh quy bái tổ giống như một bức tanh bình thường đôi khi còn chưa hiểu rõ được ý nghĩa cao quý của bức tranh này.