Chữ Phúc - Ý nghĩa của chữ Phúc - Các câu chuyện liên quan đến chữ Phúc

  1. Nguồn gốc
  • Phong tục treo chữ Phúc trong nhà của người Việt Nam ngày càng phổ biến và được du nhập từ văn hóa Trung Hoa xưa.
  • Theo phong tục văn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Nhưng chữ “Phúc” lại dán ngược, chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.
Lịch treo tường chữ phúc
Lịch treo tường chữ phúc
  1. Tục lệ này có từ khi nào?

Có 2 câu chuyện từ chữ Phúc mà đồ gỗ ngọc văn muốn kể cho các bạn

  • Câu chuyện thứ nhất :

 Tương truyền, vào thời nhà Thanh, có một năm khi chuẩn bị Tết, viên đại quản gia trong phủ Cung thân vương theo lệ, đã viết rất nhiều chữ “Phúc”, rồi sai người đi dán khắp nơi trong phủ. Chẳng may, có một người hầu không biết chữ đã dán ngược chữ “Phúc” lên chính giữa cánh cửa lớn của vương phủ, khiến người qua lại đều buột miệng: “福 倒 了” (Chữ Phúc dán ngược ). Nghe vậy, đám thân vương quý tộc và các mệnh phụ phu nhân thay vì giận dữ lại tỏ ra vô cùng hoan hỉ, coi đó là điềm lành, bèn cho gọi người hầu đến trọng thưởng!

Trong tiếng Hán, chữ “đảo” (倒) nghĩa là “ngược” với chữ “đáo” (到) có nghĩa là “đến”, “tới” lại có cùng âm đọc là “dào”, nên khi nghe ai đó nói “Phúc đảo liễu” thì người nghe hoàn toàn có thể hiểu là “Phúc đến rồi” (Phúc đáo liễu: 福 到了)

tranh treo tường chữ phúc
Tranh treo tường chữ phúc
  • Câu chuyện 2 :

Tương truyền, việc dán chữ “Phúc” là có liên quan đến Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Vào một đêm Tết Nguyên Tiêu, Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào giả trang làm một ông chủ, đi dạo trên đường Nam Kinh ngắm hoa đăng.

Minh Thái Tổ thấy dân chúng trong kinh thành nhà nào nhà nấy đều cắt hoa giấy, treo đèn lồng, dán câu đối, tất cả đều là cảnh tượng ăn mừng vui vẻ nên trong lòng rất vui. Nhưng sau khi đi qua vài dãy phố, ông phát hiện thấy trên cổng của một nhà có dán bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, ôm trái dưa hấu lớn.

Nhìn bức tranh, Chu Nguyên Chương giận tím mặt. Ông cho rằng đây là bức tranh châm chọc xuất thân bần hàn của Mẫu nghi thiên hạ – Mã Hoàng hậu. Chu Nguyên Chương liền hạ lệnh cho kẻ dưới dán một chữ “Phúc” lên cổng của nhà kia để làm dấu hiệu, ngày hôm sau trừng trị.

Nhưng đêm đó, Mã Hoàng hậu biết chuyện. Bà nhanh chóng lệnh cho tất cả các nhà trong thành đều phải dán một chữ “Phúc” trên cổng trước khi bình minh đến. Tuy nhiên trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ đã đem chữ “Phúc” dán ngược.

Ngày hôm sau, người của Chu Nguyên Chương phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ “Phúc”. Giận cá chém thớt, họ lệnh cho cấm quân tịch thu hết tài sản của nhà dán chữ “Phúc” ngược và bắt giữ  “kẻ phạm tội”.

Mã Hoàng hậu thấy sự tình không hay liền vội vàng nói với Chu Nguyên Chương: “Người nhà kia biết hôm nay Hoàng Thượng tới chơi, nên đã cố ý dán ngược chữ ‘Phúc’ để tỏ ý tứ là ‘Phúc đến’.” (Chữ “Phúc” dán ngược có nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.)

Hoàng đế Chu Nguyên Chương vừa nghe thì liền thấy có đạo lý nên lập tức hạ lệnh thả người. Một trận đại họa bởi vậy mà cuối cùng đã được tiêu trừ.

Từ đó về sau, để tưởng nhớ đến tấm lòng nhân từ của Mã hoàng hậu, và cũng là để hướng đến những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán ngược chữ “Phúc” ở ngoài cổng nhà mình.

Tranh treo tường chữ phúc
Tranh treo tường chữ phúc
Tranh treo tường chữ phúc
Tranh treo tường chữ phúc

 

  1. Ý nghĩa chữ “ Phúc “
  • Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
  • Ngày nay, chữ “Phúc” được nhiều người hiểu là “hạnh phúc”, “phúc báo”, nhưng trong quá khứ chữ “Phúc” là dùng để chỉ “phúc phận” và “phúc khí”. Dẫu sao thì việc người ta dán chữ “Phúc” trong nhà đều là để gửi gắm mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp. Nhưng người xưa thường dán ngược chữ “Phúc” trước cổng nhà mình nhân dịp năm mới…
  • Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. Nhằm thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn niềm hy vọng này, nhiều người còn dán ngược chữ “Phúc” để biểu thị ý nghĩa “Hạnh phúc đã đến”, “Vận may đã đến”

Như vậy trong tiếng Hán, chữ Phúc mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là " phúc đảo" đồng âm với từ " phúc đáo" nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành "phúc đáo tiền môn - phúc đến trước cửa".

------------------------------------------------

4. Thông tin cơ sở sản xuất Đồ gỗ Ngọc Văn

- SĐT: 0982 454 794

- Email: ngocvan@dogongocvan.com
- Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Xóm 10 tân tiến Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định

- Cơ sở 2: Làng nghề 2 - Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định
-------------------------------
* Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vẫn tốt nhất
* HOẶC để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.

* Chúng tôi chuyên cung cấp các loại sập gụ tủ chè, bàn ghế salong, giường, đồ thờ Lương Giáo - Công Giáo, Hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, kệ bày đồ,...

Xin cam kết hàng Chất Lượng Tốt Nhất – Giá Hợp Lý Nhất – Dịch Vụ Tốt Nhất thị trường.

Kính chúc quý khách hàng An – Khang – Thịnh – Vượng

Xin Trân trọng cảm ơn !

Kéo xuống để xem bài viết liên quan.

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email