Chứ Đức - Ý nghĩa chữ đức trong Đời sống và Tôn giáo

  1. Trước hết chúng ta thử triết tự chữ Đức xem như thế nào?

Chữ Đức là kết hợp bởi ba bộ chữ, đó là chữ sách, chữ trực và chữ tâm.

  • Chữ “ sách” có nghĩa bước đi, hành động,
  • Chữ “ Tâm” là sự suy tưởng, ý nghĩ, tư duy
  • Chữ trực là ngay thẳng, chính trực

Vậy chữ “ Đức ” nghĩa là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.

Chữ đức
Chữ đức
  1. Chữ Đức Đạo Phật
  • Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện... để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người.
  • Đạo Phật quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy trong phật giáo có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con; hoặc có lời răn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước... Mỗi khi ta đến chùa tụng kinh niệm Phật là đến với cõi tâm linh mà cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ là điều ta hướng tới. Bởi Đức Phật Thích Ca có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy, không đổi thay. Như thế, tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức.
Chữ đức
Chữ đức
Chữ đức
Tranh Chữ đức
  1. Chữ Đức trong lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy rằng: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/Có tài mà không có đức thì vô dụng”. Vô dụng đối với người không có đức là không mang lại lợi ích căn bản nào cho xã hội, thậm chí còn làm hại nhân dân, làm hại đất nước. Chữ “Đức” ở đây càng quan trọng biết nhường nào! Nhưng “Đức” không phải như một cái gì biệt lập mà là trong sự thống nhất chặt chẽ không tách rời với tri thức, tài năng. Cho nên ta vẫn thường nói Tài - Đức là vậy. Nghĩa là “văn và chất đều nhau mới là người quân tử” -  Khổng Tử quan niệm như thế và ông cũng là người đã đề xuất đường lối “Đức trị” - đường lối trị nước bằng đạo đức. Ông là người nói rất nhiều đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của người lãnh đạo phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Giữa đạo đức và chính trị không tách rời nhau mà luôn có sự hòa quyện, đan xen vào nhau trong quá trình thực thi trách nhiệm của người lãnh đạo.

Chữ đức
Tranh chữ Đức

Quyền hành chỉ được giao cho người có đức thì mới làm nên những thành quả tốt đẹp cho quê hương đất nước. Ngược lại, quyền hành ở trong tay người thiếu đức thì đương nhiên sẽ làm suy giảm đạo đức xã hội, làm cho cái xấu hoành hành, điều tốt bị mai một. Ở một khía cạnh khác, ai cũng có thể mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng cách hành xử lại khác nhau giữa người có đức và người thiếu đức: Với người có đức, họ tự nguyện tự giác kiểm điểm sâu sắc bản thân và biết từ nhiệm để người khác có tài năng bản lĩnh hơn thay thế - Điều đó có lợi cho dân cho nước và tốt cho chính người đó. Còn với người thiếu đức thì lại khác, vẫn cố giữ cho mình quyền chức bất chấp những điều mình có thể làm hại cho dân cho nước.

  1. Chữ Đức trong Công giáo

Đức là lòng đạo đức và ơn Chúa, là kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người,  là đức tin, đức cậy và đức mến,  Thiên Chúa là tình yêu, con người kính mến Thiên Chúa để yêu thương mọi người,...

Chữ đức
Đức Chúa Trời
  1. Chữ “ Đức “ trong Khổng Tử

Khổng Tử - một Nhà tư tưởng, Nhà triết học xã hội nổi tiếng ở nước Trung Hoa xưa, cũng đặc biệt đề cao cái Đức ở con người. Trong đó, ông đề cao đức “hiếu”, bởi ông cho rằng làm người trước tiên phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong gia đình mình  thì rồi mới biết yêu thương người ngoài, yêu thương đồng loại, mới làm nhiều việc tốt được. Và, làm người theo Khổng Tử trước hết phải biết tu dưỡng “đức” rồi mới học “văn”. Hiếu đức ở đây không phải chỉ là nuôi dưỡng cha mẹ một cách đơn thuần mà là chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với sự thành kính, sự yêu thương thật sự.

Đức Chúa Trời
Cuốn thư Đức Lưu Quang
Cuốn thư Đức Lưu Quang
Cuốn thư Đức Lưu Quang

Như vậy, chữ Đức xem ra cũng thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn; bao hàm rất nhiều điều mà con người nên có, cần có. Và, Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, hay một điều có để cho...đẹp; mà Đức làm nên sức mạnh thực sự đối với người có Đức.

---------------------------------------------------------------------

6. Thông tin cơ sở sản xuất Đồ gỗ Ngọc Văn

- SĐT: 0982 454 794

- Email: ngocvan@dogongocvan.com
- Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Xóm 10 tân tiến Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định

- Cơ sở 2: Làng nghề 2 - Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định
-------------------------------
* Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vẫn tốt nhất
* HOẶC để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.

* Chúng tôi chuyên cung cấp các loại sập gụ tủ chè, bàn ghế salong, giường, đồ thờ Lương Giáo - Công Giáo, Hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, kệ bày đồ,...

Xin cam kết hàng Chất Lượng Tốt Nhất – Giá Hợp Lý Nhất – Dịch Vụ Tốt Nhất thị trường.

Kính chúc quý khách hàng An – Khang – Thịnh – Vượng

Xin Trân trọng cảm ơn !

Kéo xuống để xem bài viết liên quan.

 

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email