Tin Tức
Đồ gỗ nội thất Ngọc Văn
Tìm hiểu về sập gụ
Sập gụ là một tên gọi thông dụng của một bộ sập chân quỳ. Từ xưa đến nay sập gỗ thường được làm bằng gỗ gụ nên “Sập gụ” đã trở thành tên gọi chính thức cho bộ sập gỗ nói chung hay bộ sập gỗ gụ nói riêng.
Sập gụ từ xưa đến nay
Với lịch sử phát triển lâu đời của đồ gỗ, bộ sập cũng vì vậy mà có nhiều loại khác nhau từ mẫu mã, kiểu dáng, kích thước được các nghệ nhân sáng tạo. Về kích thước có loại 1m6-2m, loại 1m8-2m2,…Về hình thức có sập cổ liền, sập cổ dời.Về hình thức có sập đục nền trơn, lọng thủng đục kênh bong, có sập để trơn. Có sập khảm ốc, sập sen, sập mai điểu, sập phúc, sập trúc,…
Cấu tạo của một bộ sập gỗ
Bộ sập có cấu tạo gồm 2 phần phân biệt là mặt sập và quây sập. Mặt sập có nhiều loại từ một lá , hai lá, ba lá mặt. Quây sập có hai loại phổ biến là tam diện, tứ diện.Những sập gỗ đục thường làm tam diện. Sập gụ trơn thường làm tứ diện.Quây sập gồm dạ sập và phần chân sập.
Sập chân quỳ có phải là sập gụ không?
Sập chân quỳ hay gọi đầy đủ là “Sập chân quỳ dạ cá” là một tên gọi khác của Sập gụ. Xuất phát từ văn hóa tâm linh của người Việt Nam ta. “Chân quỳ” tượng trưng cho sức mạnh sự vững chắc. Được cách điệu tứ linh, tứ quý là Long, Ly,Quy (Rùa) , Phượng. Tứ quý tượng trưng cho hình tượng người quân tử “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Tứ linh cho sức mạnh ,sự may mắn, thịnh vượng, xua tan tai họa.
Ý nghĩa của ” dạ cá” trong sập gụ
Không dừng lại ở đó phần dạ sập gụ là hình tượng “cá chép” nên dân gian mới hình thành nên câu nói nổi tiếng “sập chân quỳ dạ cá”. Trong phong thủy cá chép là biểu tượng của may mắn về tài lộc và học hành thi cử. Đặc biệt thời xưa thi đỗ làm quan là một việc hệ trọng có ý nghĩa to lớn.
Một sự kết hợp hoàn hảo trong chiếc sập gụ
Ngoài ra phía dưới chân sập còn kê thêm một “quả cà”. “Quả cà” có thể hình vuông, tiện tròn biểu trưng cho đất , mây để chân quỳ “đứng lên” tạo thành thế tựa vững chắc , trường tồn. Chân quỳ dạ cá còn cho sự liên tưởng cho hình tượng “cá chép hóa rồng “. Cá chép hóa rồng biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng .
Kích thước phổ biến của sập gụ
Sập gụ được đóng phổ biến với kích thước mặt là 1,6 m x 2,0 m là sập trung. Và 1,8 m x 2,2 m là sập đại . Các cụ ngày xưa thường đóng thêm một chiếc Văn kỷ là cái bàn nhỏ chân thấp ( tựa như chiếc bàn gấp của học sinh) dùng cho việc uống nước , đàm đạo, đánh cờ,…
Hình ảnh của sập gụ trong xã hội xưa
Là thước đo cho sự giàu sang, quý phái trong xã hội nên sập được kê trang trọng trong gian giữa phòng khách dùng để tiếp khách quý, uống trà đàm đạo thơ văn. Để khách ngả lưng nằm nghỉ khi ở lại, để ăn cỗ trong những dịp trọng dại… Vì lẽ đó Sập gụ được đóng bằng loại gỗ tốt nhất trong đóng đồ nội thất như gỗ gụ hoặc cao cấp hơn như gỗ Trắc, gỗ Sưa loại gỗ tốt giúp cho con người đỡ mệt mỏi, lấy thêm sinh khí.
Vì sao gỗ gụ được dùng để đóng sập
Tuy nhiên gỗ sưa, gỗ trắc là loại gỗ quý có đặc điểm rất hiếm, sinh trưởng phát triển chậm và khó kiếm gỗ nhất là mặt sập nên giá thành rất cao.Vì vậy Sập phổ biến được đóng bằng gỗ gụ bởi loại gỗ này dễ tìm khổ lớn để làm mặt sập, giá cả hợp lý. Các cụ có câu “Tốt như gỗ gụ” để ch độ bền của loại gỗ này. Không bị mối mọt, sập dùng lâu, màu gỗ xuống màu đen bóng như sừng.
Càng đẹp nếu được khảm ốc thì chiếc sập gụ như một tác phẩm đẹp về nghệ thuật, lại sang trọng cổ kính, góp phần tôn vinh nét đẹp truyền thống Gia đạo trong các gia đình Việt Nam. Cũng bởi vậy, sập chân quỳ tuy được đóng bằng nhiều loại gỗ nhưng mọi người gọi chung là sập gụ có lẽ là như vậy.
Ngày nay với sự giao thương rộng khắp, nhập khẩu gỗ được thuận lợi mà nguồn gỗ cũng vì thế mà trở nên phong phú. Ví dụ như gỗ gụ thì có gụ Lào,gụ Campuchia, ngoài ra còn gỗ hương ,gỗ cẩm,…nhập khẩu từ các nguồn khác nhau. Với sự đa dạng về nguồn gỗ mà sập gụ được đóng bằng nhiều loại gỗ khác nhau với mẫu mã, kích thước rất phong phú đa dạng.
Mặt sập trong sập chân quỳ
Nói đến sập gụ mà không kể đến mặt sập đúng là một sự thiếu sót lớn. Mặt sập cổ thường được ghép bằng 3 tấm gỗ có bản rộng như nhau hoặc lệch nhau tương đối và có tên gọi là sập 3 lá. Nguyên nhân đơn giản là ngày xưa điều kiện khai thác và chế biến gỗ khó khăn nên mặt 3 lá trở nên phổ biến.Ngày nay nguồn gỗ nhiều mặt sập vì vậy mà làm thành 2 lá . Còn cao cấp hơn là một lá mặt và với cùng một loại sập thì sập 2 lá đắt hơn sập 3 lá.