Phân biệt gỗ trắc, gỗ gụ, gỗ hương và các loại gỗ khác

I. Giới thiệu chung về gỗ

  Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

- Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.

- Công dụng: 

  • Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
  • Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết tất cả các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, giao  thông vận tải, kiến trúc…

- Ưu điểm :

  • Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở bé.
  • Mềm
  • Dễ nối ghép
  • Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang trí bề mặt.
  • Dễ phân ly bằng hóa chất
  • Là nguyên liệu tự nhiên,có thể tái tạo, chỉ cần trồng, chăm sóc

- Nhược điểm:

  • Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên.
  • Dễ bị mục do các sinh vật phá hoại
  • Độ đàn hồi thấp.
  • Dễ bị nứt, cong vênh, biến dạng
  • Chịu tác động lớn của tự nhiên
  • Dễ bắt lửa và cháy

II. Cách phân biệt một số loại gỗ

  1. Gỗ trắc

- Phân loại:

Trên thị trường chủ yếu  có 2 loại

+ Gỗ trắc đỏ: thân gỗ được xẻ ra chế tác có màu đỏ như củ cà rốt, mùi thơm ngai ngái và hắc

+ Gỗ  trắc đen: gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nó nhạt hơn

Ngoài hai loại này ra chúng ta còn  có một loại nữa là gỗ trắc vàng nhưng ít được dung trên thị trường

Gỗ Trắc
gỗ trắc
Gỗ trắc
gỗ trắc

Xét về độ hiếm và có giá trị cao nhất vẫn là trắc đen

- Công dụng: dùng để đóng bàn ghế, tủ giường, tạc tượng khắc tranh

- Đặc điểm của gỗ :

  • Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
  • Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
  • Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu
  • Cách phân biệt gỗ trắc
  • Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :

+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm

+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,

+ Tom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có tom màu đen.

  • Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
  • Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim ...

Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai

  1. Gỗ hương

- Phân loại: có 2 loại

  • Gỗ hương Việt Nam - Lào: có màu đỏ và rất đều màu
  • Gỗ hương nam phi: có màu nâu hồng.

- Công dụng: được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất, chủ yếu là được làm bàn ghế sofa gỗ, tạc tượng, đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp

Gỗ hương Việt Nam - Lào
Gỗ hương Việt Nam - Lào
Gỗ hương Nam Phi
Gỗ hương Nam Phi

- Đặc điểm của gỗ: gỗ có màu vàng, đỏ, có hương thơm nhẹ

- Cách phân biệt: gỗ hương ngâm vào nước, nước sẽ có mầu xanh. Hương có dầu, để lâu xuống mầu thành xám.

  1. Gỗ gụ

- Phân loại: 3 loại

  • Gỗ gụ ta ( hay còn gọi là gụ Quảng Bình ): có thời gian sinh trưởng chậm hơn so với các gỗ gụ khác nên nó là loại hiếm và quý ở Việt Nam, được phân bố chủ yếu ở Quảng Bình
  • Gỗ gụ lào : thời gian sinh trưởng nhanh, thân gỗ chắc.
  • Gụ Campuchia: phân bố ở Giai Lai và Campuchia.
Gụ Quảng Bình
Gụ Quảng Bình
Gụ Camphuchia
Gụ Camphuchia

- Công dụng: thi công nội thất, bàn ghế salong trường kỷ, làm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp

- Đặc điểm:

  • Về màu sắc: thường có thớ thẳng, vân đẹp và rất mịn nhìn bắt mắt, có màu vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu sẫm.
  • Kích thước: Gỗ gụ có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng dễ tạo kiểu dáng giúp nội thất bắt mắt và tinh tế hơn.
  • Độ bền: là 1 loại gỗ quý, dễ đánh bóng, ít bị mối mọt, ít cong vênh.
  • Tuổi thọ cao: Gỗ gụ có tuổi thọ cao và có tính ổn định

- Cách nhận biết:

  • Về màu sắc: Gỗ gụ có màu vàng nhạt hay màu trắng để lâu chuyển sang màu nâu sẫm
  • Thớ gỗ: mịn, thẳng và đẹp
  • Ngửi gỗ: Gỗ gụ chính gốc là có mùi chua nhưng không hăng. Khi bạn đánh vecni gỗ sẽ có màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ
  1. Gỗ dổi

- Phân loại: có các loại gỗ dổi sau:

  • Gỗ dổi chun
  • Gỗ dổi đá
  • Gỗ dổi vàng
  • Gỗ dổi xanh
  • Gỗ dổi găng
  • Gỗ dổi lào
Gỗ dổi
Gỗ dổi
Gỗ dổi
Gỗ dổi
Gỗ dổi
Gỗ dổi

- Công dụng: dùng để làm nhà , đóng đồ nội thất như tủ bếp, cửa gỗ, bàn ghế, giường phản nằm và các sản phẩm mỹ nghệ…

- Đặc điểm:

  • Chịu được nhiệt độ cao, chịu nước và có độ bền tốt
  • Vân gỗ đẹp, sắc nét , gỗ nhẹ, đặc tính ổn định
  • Bên trong gỗ có tinh dầu thơm nên có khả năng chống mối mọt hiệu quả
  • Gỗ ít bị cong vênh, biến màu qua quá trình sử dụng
  • Giá cửa gỗ Dổi rất phải chăng
  • Phân biệt: gỗ thường có màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm
  1. Gỗ vàng tâm

- Công dụng: thường được sử dụng phần lớn trong tâm linh như để làm tiểu quách qan tài và các đồ thờ cúng.

Gỗ vàng tâm
Gỗ vàng tâm

- Đặc điểm:

  • Gỗ vàng tâm là loại gỗ tốt, chắc, không gãy mục, ít mối mọt do có mùi lại rất thơm và hơi ngai ngái , khi khô không bị nẻ cũng không biến dạng.
  • Được lấy từ Cây Vàng Tâm là một loại cây gỗ lớn, cao từ 26 đến 33 m, có đường kính từ 75 đến 85 cm
  • Phân biệt: Gỗ Vàng Tâm khi bị đốt sẽ nổ lép bép thỉnh thoảng lại xì ra như que diêm cháy
  1. Gỗ hoàng đàn

- Công dụng:

  • Dùng để làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng
  • Xua đuổi côn trùng
  • Đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe của con người: giúp giảm căng thẳng, trị chứng đau đầu, mất ngủ rất hiệu quả.
Gỗ Hoàng Đàn
Gỗ Hoàng Đàn
Gỗ Hoàng Đàn
Gỗ Hoàng Đàn

- Đặc điểm của gỗ :

  • Do có dầu nên không bị mối mọi xâm lấn.
  • Mùi thơm dịu nhẹ, xét về mùi hương, gỗ Hoàng đàn chỉ đứng sau trầm hương
  • Không bị cong vênh
  1. Gỗ sưa

- Phân loại: có 2 loại:

  • Gỗ sưa trắng
  • Gỗ sưa đỏ
Gỗ sưa
Gỗ sưa
Gỗ sưa
Gỗ sưa

Nhưng gỗ sưa đỏ vẫn quý và có giá trị hơn gỗ sưa trắng

- Công dụng: Dùng để đóng bàn ghế, đồ gia dụng và một sỗ vật phong thủy

- Đặc điểm:

  • Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
  • Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
  • Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
  • Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

- Phân biệt:

Cách 1: Làm sạch và dùng dao cắt mẫu gỗ sưa thành những lát thật mỏng sau đó cho tất cả vào 1 cốc nước ấm, nếu hiện tượng xẩy ra là trên bề mặt nước có hiện lên 1 lớp màng óng ánh rất mỏng giống như lớp dầu thì tỉ lệ đó là gỗ sưa là rất cao.

Cách 2: Dùng cân cũng có thể nhận biết được đâu là gỗ sưa: nhẹ hơn gỗ cẩm lai, gỗ trắc, gỗ lim… và nặng hơn gỗ dổi, gỗ xoan, …

Trên đây là một số đặc điểm phân biệt các loại gỗ thông dụng ngày nay, còn rất nhiều loại gỗ khác chúng tôi sẽ đề cập trong những bài viết sau.

-----------------------------------------------------------------------

Thông tin cơ sở sản xuất Đồ gỗ Ngọc Văn

- SĐT: 0982 454 794

- Email: ngocvan@dogongocvan.com
- Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Xóm 10 tân tiến Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định

- Cơ sở 2: Làng nghề 2 - Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định
-------------------------------
* Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vẫn tốt nhất
* HOẶC để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.

* Chúng tôi chuyên cung cấp các loại sập gụ tủ chè, bàn ghế salong, giường, đồ thờ Lương Giáo - Công Giáo, Hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, kệ bày đồ,...

Xin cam kết hàng Chất Lượng Tốt Nhất – Giá Hợp Lý Nhất – Dịch Vụ Tốt Nhất thị trường.

Kính chúc quý khách hàng An – Khang – Thịnh – Vượng

Xin Trân trọng cảm ơn !

Kéo xuống để xem bài viết liên quan.

 

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email