Ý nghĩa và cách bài trí bộ tam đa PHÚC LỘC THỌ hợp phong thủy

  1. Sự tích Tam Đa

a. Vua Nghiêu và ba lời chúc

Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ

 Câu chuyện về vị vua yêu dân như con, nhân dịp tiết xuân đã đi thưởng ngoạn nhằm hiểu thêm về nhân tình thế thái.

Đi đến đâu, Hoàng đế cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:

Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.

Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý, nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.

Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc.

Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”, gọi là “Tam Đa” cho cả trăm họ.

Vị vua anh minh và thương dân đã không dám nhận những điều tốt đẹp cho riêng mình mà biến nó thành lời chúc danh cho trăm họ.

Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Từ đó có tượng ba ông “Tam Đa”.

b. Tam Đa xuất phát từ 3 nhân vật có thật

  Hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc:

  • Ông Phúc
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
ông phúc

Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính.

Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.

Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.

Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.

  • Ông Lộc
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Ông Lộc

Ông tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.

Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.

Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.

Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: "Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?"

  • Ông Thọ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.

Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi "buôn chính trị" là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.

Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.

  1. Ý nghĩa của Tam Đa
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
  • Ông Phúc

Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.

 Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống "phúc").

  • Ông Lộc

Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.

Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán ônga Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với lục", tay cầm "cái như ý" hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu ôngng được phát âm giống "lộc").

  • Ông Thọ

Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.

Ba Tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh tiêu biểu cho 3 hạnh phúc lớn nhất của con người là Phúc là con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc là tài lộc dồi dào và Thọ là sống lâu không bệnh tật.

  1. Thứ tự bày tượng Tam Đa

Tượng ba ông Tam Đa luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự.

Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ
  • Tượng Phúc Tinh: đặt bên phải
  • Tượng Lộc Tinh: đặt ở giữa
  • Tượng Thọ Tinh: đặt bên trái
  1. Vị trí đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ
  • Đặt ở vị trí hợp tuổi gia chủ

Tượng Thần tiên tất nhiên nên đặt ở vị trí may mắn để thờ cúng. Tượng Thần Phật nếu đặt ở vị trí hung, kị với tuổi của chủ nhà sẽ gây hao tài tốn của và dính vào nhiều chuyện thị phi.

  • Đặt ở hai bên cửa chính

Bạn nên đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Nếu đặt đối diện cửa chính sẽ khiến Thần tiên ra khỏi nhà.

  • Đặt tượng hướng vào trong phòng

Cũng giống như việc không đặt tượng đối diện cửa chính, mặt tượng không được hướng ra ngoài. Mặt tượng hướng vào trong tức là đem tiền tài đến cho người trong nhà, nếu như hướng ra ngoài tức là tiễn tiền tài ra ngoài.

  • Đặt tượng trong phòng khách

Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách; tránh phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm... Theo chuyên gia phong thủy, gia đình nên đặt tượng trên một cái bàn cao, trước một bức tường vững chắc.

  • Đặt tượng trong phòng làm việc

Đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ trong văn phòng:  mang đến cho gia chủ nhiều vận may trong công việc. Tượng Phúc - Lộc - Thọ cần phải được đặt phía sau bàn làm việc.

  • Đặt trong ô tô

Trong ô tô, bạn cũng có thể đặt bộ tượng Tam Đa nhỏ ở phía đằng trước, quay mặt lại phía người lái. Ba ông sẽ giúp bảo vệ sự an toàn của bạn trên những cung đường.

Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ

5. Những chú ý cần nhớ khi đặt tượng Tam Đa

  • Cần có lư hương và đèn chong khi thờ cúng

Nếu muốn thờ cúng thì cần có lư hương và đèn chong thờ cúng làm bằng đồng. Đồ cúng ba ông Tam Đa nên dùng đồ ngọt, hoa tươi.

  • Không đặt tượng thấp hơn đầu người

Cũng giống như Phật, ba ông Phúc - Lộc - Thọ là thần tiên trên trời. Do đó, nên cần đặt ở vị trí cao hơn đầu người, nếu không sẽ mạo phạm đến thần linh.

  • Không thờ cúng tượng Phúc Lộc Thọ chưa khai quang

Như vậy muốn Tam tinh phù hộ thì nhất định nên dùng tượng đã được chính thức khai quang, nếu không nó chẳng khác gì một món đồ trang trí cả. Khai quang là một nghi thức bỏ lớp vải đỏ

trên mặt tượng ra để bắt đầu thờ cúng. Gia đình nên chọn ngày đẹp để làm lễ khai quang.

Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ

 

Tam đa PHÚC LỘC THỌ
Tam đa PHÚC LỘC THỌ

---------------------------------------------------------

6. Thông tin cơ sở sản xuất Đồ gỗ Ngọc Văn

- SĐT: 0982 454 794

- Email: ngocvan@dogongocvan.com
- Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Xóm 10 tân tiến Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định

- Cơ sở 2: Làng nghề 2 - Xã Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định
-------------------------------
* Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vẫn tốt nhất
* HOẶC để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.

* Chúng tôi chuyên cung cấp các loại sập gụ tủ chè, bàn ghế salong, giường, đồ thờ Lương Giáo - Công Giáo, Hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, kệ bày đồ,...

Xin cam kết hàng Chất Lượng Tốt Nhất – Giá Hợp Lý Nhất – Dịch Vụ Tốt Nhất thị trường.

Kính chúc quý khách hàng An – Khang – Thịnh – Vượng

Xin Trân trọng cảm ơn !

Kéo xuống để xem bài viết liên quan.

Tin tức liên quan

Đăng ký email

Đăng ký Email để nhận được các thông tin mới nhất và chương trình khuyến mãi đặc biệt của đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Văn

Đăng ký email