Tin Tức
Đồ gỗ nội thất Ngọc Văn
Tại sao nên chọn ĐỒ GỖ XƯA – ĐỒ GỖ TÁI GIÀ ?
Đầu tiên mình xin chia sẻ rõ ràng về sự khác biệt của Đồ gỗ cổ vàĐồ Gỗ theo lối cổ , lối xưa .
Đồ Gỗ Cổ : Là những món đồ cổ được làm bằng Gỗ – phải có niên đại trên 100 năm . Những món đồ này thường có giá trị cao ngất ngưởng . 1 bộ ghế cổ gỗ nhóm 1 – mẫu đơn giản và rẻ nhất cũng phải 200tr trở lên . Đồ Gỗ Cổ , vì niên đại trên 100 năm lên đa số chỉ dùng để trưng bày , còn tính ứng dụng không cao – Nhưng ý Nghĩa về giá trị văn hóa , giá trị tinh thần vô cùng cao .
Đồ Gỗ Theo Lối Cổ , Đồ Gỗ Xưa : Là những món đồ được làm bằng gỗ và được làm cách đây khoảng vài chục năm , ở ngoài Bắc gọi là đồ Tái Già , Trong Nam gọi là Đồ Xưa . Vì được làm cách đây vài chục năm lên những món đồ này vẫn được làm thủ công tay hoàn toàn và vẫn giữ được cái hồn , cái duyên của Văn Hóa Xưa . Mà giá cả lại rất tốt , có nhiều món thuê thợ đóng mới còn đắt hơn , vì lương thợ bây giờ rất cao , và để làm được tới mức độ sắc sảo như đồ xưa thì rất khó .
Vậy câu hỏi đặt ra: “Ý Nghĩa của việc sử dụng nội thất theo lối cổ , Đồ Xưa , Đồ Tái Già là gì ” ??
Ý Nghĩa 1 : Giá Trị Văn Hóa :
Sẽ không có một dòng đồ nội thất nào truyền tải được giá trị văn hóa rõ ràng như những món đồ gỗ xưa . Được làm từ những đôi bàn tay yêu nghề và không có sự tác động của máy móc , với đôi mắt nghề tinh tế và cẩn thận . Những món đồ gỗ tái , đồ gỗ xưa đã thể hiện rất rõ từng thời kì , từng biến cố trong lịch sử của nước ta . Các điển tích , sự kiện lớn , và các bài học về cách sống được các Nghệ Nhân đưa vào các quý vật một cách có ý đồ và rất khéo léo .
Nhìn vào đó , bao nhiêu giá trị lịch sử , bao nhiêu bài học hay để răn dạy thế hệ mai sau .
Ý Nghĩa 2 : Giá trị thẩm mỹ:
Giá trị thẩm mỹ thì không phải ai cũng cảm nhận hết được , cái hồn , cái tài của Nghệ nhân xưa được thổi vào từng món đồ . Nét những nét khảm ốc tóc tách , tinh tế từng chi tiết nhỏ cho đến những nét đục chạm đơn sơ mộc mạc nhưng nhìn vào đều có một cái hồn khác biệt .
Chính vì thế các món đồ xưa rất ít khi đụng hàng , thường thì mỗi món đồ , mình chỉ sưu tầm được 1 vài món giống nhau do Người xưa làm cùng lúc . Còn đồ mới thì sản xuất dập khuân , đại trà , hàng loạt .
Những món đồ mới , được chế tác bằng máy , 1 bộ ghế – mười con rồng như nhau , mười bông hoa như nhau , vô hồn , sẽ chẳng có giá trị thẩm mỹ gì khi ta nhìn kĩ và cảm nhận .
Ý Nghĩa 3 : Chất lượng sản phẩm :
Bạn đã bao giờ chứng kiến tận mắt những Nghệ nhân cao tuổi của Huế họ chế tác 1 món đồ chưa ? họ nâng liu , cẩn thận với từng miếng gỗ , từng cái đục , cái tràng . Họ từ từ tạo ra giá trị cốt lõi cho sản phẩm, cho dù đã rất quen tay , nhưng họ dành rất nhiều thời gian để nhìn ngắm món đồ trong khi làm việc , họ luôn giữ cho mình 1 cái ‘’ Tâm Tĩnh ‘’ và họ luôn đưa tình yêu và sự tận tâm vào công việc. Lúc đó mình đã “phải lòng” , mình đã hoàn toàn bị thuyết phục .
Chính cái trách nhiệm đối với cái nghề truyền thống và tình yêu đã tạo lên chất lượng của sản phẩm .
Ý Nghĩa 4 : Sự Độc Đáo & Khác Biệt .
Khi bạn được mời vào 1 ngôi nhà , trước khi người chủ xuất hiện , thứ đầu tiên tạo ấn tượng với bạn chính là bối cảnh và cảm xúc mà căn phòng đó đem lại . Bối cảnh đó sẽ cho bạn biết được 1 phần nào đó về chủ nhân của ngôi nhà . Một căn phòng với những món đồ nội thất bằng Kim Loại ( bàn ghế inox , đồng , nhôm ) hay những mòn đồ salong nêm mút đơn giản , thì chủ nhân ngôi nhà đó có thể làm một người khá hiện đại và có thể không có chiều sâu.